Tẩm ướp thực phẩm là một khâu khá quan trọng trong quá trình sơ chế trước khi chế biến. Việc tẩm ướp các loại gia vị hợp lí sẽ làm cho thực phẩm thẩm thấu tốt và hương vị tuyệt vời khi thưởng thức.
Quy tắc ướp gia vị đúng chuẩn thơm ngon và tránh gây ung thư ai cũng phải ghi nhớ

Mỗi đầu bếp đều có cách tẩm ướp riêng để tạo hương vị thơm ngon cho từng món ăn. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì các chị em hãy tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!

Tẩm ướp thực phẩm theo trình tự mặn-ngọt-thơm-cay

Nhiều người không chú trọng thứ tự ướp của các loại gia vị. Họ chỉ đơn thuần nhớ đến món nào là cho món đó vào. Việc này làm thực phẩm không thẩm thấu một cách tốt nhất.

Bạn nên ướp theo trình tự như sau, điều này giúp thực phẩm đạt hương vị mong muốn sau khi nấu và không bỏ sót hay quên ướp một loại gia vị nào đó.

– Mặn: muối, hạt nêm, nước mắm…

– Ngọt: đường, bột ngọt, mật ong…

– Thơm: hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu, mè, cùng các loại lá thơm…

– Cay: ớt, sa tế,…

– Không mùi: Một số món cần ướp với dầu chiên, trứng hoặc bột mì, đây là ba loại “gia vị” khá đặc biệt, bạn nên cho vào cuối cùng.

Lưu ý: Nếu tẩm ướp thực phẩm số lượng nhỏ, bạn có thể ướp trực tiếp. Bạn nên trộn lên một lần trước khi ướp một loại gia vị khác vào, như vậy gia vị sẽ đều hơn.

Nếu lượng thực phẩm cần ướp lớn, bạn nên trộn thật đều các loại gia vị vào một chén, sau đó rưới lên thực phẩm.

Thời gian và liều lượng trong tẩm ướp thực phẩm

Đối với từng loại thực phẩm và tùy theo món ăn sẽ có thời gian tẩm ướp khác nhau. Thông thường:

– Thịt heo, gà (thịt trắng): Ướp trên 30 phút (miếng to)

– Thịt bò, cừu (thịt đỏ): 10 phút với thịt nguyên khối

– Thịt thái lát hoặc thịt băm: dưới 5 phút hoặc không ướp (nêm gia vị trực tiếp khi nấu)

– Cá: 15-20 phút. Cá biển có độ mặn tự nhiên nên ướp ít muối hơn cá sông.

– Hải sản: Tôm còn nguyên vỏ, mực lá dày: từ 15-30 phút, không quá 1 tiếng. Tôm bỏ vỏ, mực ống: 5-10 phút hoặc không ướp. Riêng bạch tuộc không nên ướp quá 15 phút vì bạch tuộc sẽ ra nước ăn mất ngon.

– Củ quả: Rắc gia vị trước khi đút lò nướng.

Sử dụng gia vị ướp đúng cách

1. Muối:

Trong nấu ăn có nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và vị mặn của từng loại.

Thông thường các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn (kosher salt) để tẩm ướp thịt và muối biển (sea salt) để ướp cá và hải sản.

Lưu ý bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh (muối iod) trong tẩm ướp thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, lại dễ thẩm thấu làm thực phẩm ra nước và bị khô.

2. Nước mắm:

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin, nếu nấu hoặc ninh kĩ quá có thể làm mất đi các axit amin này nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.

Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc sau khi nấu.

3. Mật ong:

Bạn hay thắc mắc tại sao các món sườn nướng ở ngoài thường có mùi thơm rất đặc biệt không giống với thịt nướng ở nhà bạn làm? Câu trả lời là do họ sử dụng mật ong trong tẩm ướp thịt.

Mật ong tạo độ ngọt tự nhiên cũng như làm tỏa hương thơm của miếng thịt khi nướng.

Cho 1-2 muỗng canh mật ong/200 g thịt ướp trong 30 phút trở lên sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra trong khi nướng bạn có thể quết một lớp mật ong mỏng lên bề mặt thịt.

Lưu ý: Mật ong chỉ phù hợp nhất với các loại thịt lợn, gà, còn với các loại thịt đỏ (bò, cừu) bạn nên ướp bằng đường sẽ ngon hơn.

4. Đường:

Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường.

Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170oC – 200oC, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.

Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.

5. Hành, tỏi:

Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào.

Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.

6. Hạt tiêu:

Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi đun lâu thì tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn.

Khi kho thịt cá thì nên ướp với hạt tiêu xay không mịn (còn từng mảnh), có thể dùng hạt tiêu đã rang chín hoặc hạt tiêu sống đều được. Với các món xào, dùng hạt tiêu rang chín và xay mịn để cho vào sau khi đã xào xong.

T/H


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

Ngộ Làm Bánh troi Món ca bún chân giò giả cầy Bún chân giò món rán bắp bò ngon huong dan cach nau bun cách nấu chè hạt sen Canh măng làm thịt kho tàu thịt kho dừa trứng cút sushi cuon trung Gỏi lá các món bún ngheu hap trung la mieng mi tom xao sườn kho bạch tuộc nướng Hàu nướng Pa canh Gà Kem tuoi kim chỉ vùng gà nướng mắm tiêu đậu phụ xào mang gà chien nước mắm bun mang vit banh trung kiến thèm Sup trung canh hoa sen chien trung banh day gac ca hoi nuong tai kem trái cây bạc hà banh ít nhan dúa hẹ mam ca thu bánh cua chiên mon suon kho tuong dau den thit sot ca chua lam banh gato cà ri gà sach se Cách làm món chiên rán giòn Muối dưa cach lam banh hap mon cá cAch nau che hOa cau cach lam ga dut lo quet mo ngam kem tươi banh khoai lang deo sốt mì ý muop dang nhoi thit banh mi cuon xuc xich xào dứa nếp Phủ trụng Matcha Nấm snack táo rán Về miền Tây thưởng thức chuối tá Cach nấu canh List Chả ga tre nuong ngu vi huong canh chua măng cach nau bun rieu canh thịt băm dính cach lam nom canh rau cu trai cay ngon che kho Giò heo nhà đẹp cach lam antipasto cơm rang cua và ngô Cơm rang cua và ngô ram bap mien trung ngon các món khác mẹo ăn uống Hoành thánh Nuoc leo Cach nau xoi xuất bánh nếp nhân thịt cach nau canh chua trung truc lam bo sot tieu den bạn bè goi thit bo Thịt heo bánh tiramisu sua nau cánh gà sốt thói Cha ca món gà chuoi hap tôm hấp Theo tia rau cu chat beo dua Leo muoi Thịt gà khó cà rà mon chinh ngâm tai heo công thức bún bò cuốn lá lốt bí ngòi zucchini Viện Cach nau bun hen cach lam che hat sen tao do thơm ngon cai bo xoi xao gan kem khoai lang cach nà u pho bo bánh bột mì vừng thit bam Ca cơm